Quyền Linh phấn khích thầy giáo độc thân U.50 chinh phục cô giáo 'một lần đò'
Buổi lễ ký kết được diễn ra trang trọng tại văn phòng ANPG với sự chứng kiến của ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.Angola là quốc gia khai thác dầu lớn thứ hai châu Phi. Khu vực nghiên cứu Etosha/Okavango có diện tích khoảng 200.000 km² và được chính phủ Angola đánh giá giàu tiềm năng dầu khí, có thể mang lại sản lượng khai thác lớn. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của một tập đoàn tại Angola. Dự án đồng thời đánh dấu bước tiến chiến lược của Xuân Thiện vào ngành thăm dò khai thác dầu khí.Xuân Thiện là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu xây dựng và hạ tầng. Việc hợp tác với ANPG thể hiện tầm nhìn chiến lược và cam kết của Tập đoàn trong việc tham gia vào thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Phi. Xuân Thiện hiện cũng đang đầu tư sản xuất thép xanh tại Nam Định và Huế nên rất cần nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và quặng sắt.Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Chúng tôi tự hào khi là doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ tại Angola trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện và khai khoáng, hiện đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc ký kết dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ngày hôm nay là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn, trở thành một Tập đoàn năng lượng quốc tế, cũng như mở ra sự hợp tác phát triển của hai quốc gia trong một lĩnh vực mới".Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang xây dựng hai tổ hợp dự án thép xanh lớn tại Nghĩa Hưng (Nam Định) dự kiến năm 2028 ra sản phẩm và Khu kinh tế Chân Mây (Huế). Nhà máy không sử dụng than cốc để luyện thép mà dùng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo tiêu chí thép xanh, được sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong thời gian qua, tập đoàn đầu tư vào Angola, với nhiều dự án lớn như trồng bạch đàn, khai thác quặng sắt, nghiên cứu khai thác dầu mỏ… nhằm có nguồn nhiên liệu (khí LNG và LPG có trong dầu khí), nguyên liệu về Việt Nam phục vụ sản xuất thép xanh.Ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola chia sẻ: "Nhiều năm qua, quan hệ tốt đẹp hai nước được duy trì nhưng hợp tác kinh tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, Chính phủ và các cơ quan hai bên đã rất cố gắng. Trong các cuộc làm việc giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước, sớm có những thành tựu cụ thể. Tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola lần thứ 7 vào tháng 3.2024, hai bên cũng nhất trí như vậy. Sau thời gian thúc đẩy, Tập đoàn Xuân Thiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam đến Angola đầu tư trong nhiều lĩnh vực và nay cùng với ANPG ký Dự án đầu tư dầu khí với quy mô lớn".Đại diện ANPG đánh giá rất cao tiềm lực và khả năng triển khai dự án của Tập đoàn Xuân Thiện, đồng thời tin tưởng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu khí tại bồn trũng Etosha/Okavango, là khu vực được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.Đại diện ANPG hy vọng Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sớm có được giấy phép cần thiết từ Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.Tập đoàn Xuân Thiện được thành lập từ những năm 2000. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, tập đoàn hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững và mô hình quản trị hiện đại, tập đoàn nỗ lực đầu tư chuyên sâu và mở rộng tầm nhìn ra quốc tế.Tầm nhìn của Xuân Thiện là xây dựng một hệ thống phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, dựa trên triết lý sản xuất xanh - sạch - bền vững. Tập đoàn Xuân Thiện cũng hướng tới việc hợp tác, đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, với mục tiêu không chỉ phát triển kinh tế đất nước mà còn bảo vệ môi trường bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.'Chốt' đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1.7.2024
Bên cạnh đó còn có 9 ngành dịch vụ chủ yếu gồm: tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; giáo dục - đào tạo; du lịch; y tế; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ, nghiên cứu và triển khai; thương mại; dịch vụ vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng; dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin.
Những bước chân vì cộng đồng
Những hàng ghế đầy khán giả, với ánh mắt chăm chú hướng về màn hình máy chiếu để dõi theo từng đường bóng trong trận chung kết AFF Cup, trận đấu đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch. Ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM có một không gian để các thân nhân, bệnh nhân có thể đón xem và cổ vũ đội tuyển Việt Nam thi đấu.Tại đây, có những bệnh nhân dù hàng ngày phải đối mặt với những nỗi lo bệnh tật nhưng khi nghe Việt Nam thi đấu thì họ vẫn cố gắng đi xem để cùng những người bệnh nhân, thân nhân khác hòa vào không khí sôi động, quên đi nỗi đau bệnh tật để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.Không thể trực tiếp tới sân đón xem cổ vũ nhưng thông qua màn hình, những ánh mắt của những thân nhân, bệnh nhân đều chăm chú hướng về đội tuyển thi đấu trong suốt thời gian thi đấu. Mỗi lần như vậy, họ có thêm niềm vui tinh thần để chiến đấu với những nỗi lo, hay những nỗi đau bệnh tật.
Trưa 24.2, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm, tuyên án nhóm giết người trong vụ án trả thù cho người yêu đồng giới của một nữ bị cáo.Trong vụ án, các bị cáo đều có nhân thân xấu. Nguyễn Hoàng Nhật Vy (21 tuổi, ngụ K159/24 Tôn Đản, P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ) và Trần Thị Thúy Ngọc (ngụ K379/73 Trần Cao Vân, P.Xuân Hà, Q.Thanh Khê, cùng TP.Đà Nẵng) cùng lãnh mức án 13 năm tù.Trước đó, năm 2023, Ngọc bị TAND Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) tuyên phạt 8 năm tù về tội mua bán trái phép ma túy nhưng được hoãn thi hành án do nuôi con nhỏ.Tổng hợp hình phạt, Ngọc phải chấp hành lần này là 21 năm tù. Ngoài ra, trong thời gian tại ngoại, Ngọc tiếp tục mua bán trái phép ma túy và bị Công an TP.Đà Nẵng tiếp tục khởi tố trong một vụ án khác, đang chờ xét xử.Bị cáo Trần Triệu Lợi (cùng 31 tuổi, ngụ K781/1 Trần Cao Vân, P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê), người yêu của Ngọc, bị tuyên mức án 14 năm tù về tội giết người.Lợi cũng có nhân thân xấu, từ năm 15 tuổi đã bị đưa vào trường giáo dưỡng. Lợi từng có 4 lần lãnh án với tổng mức án 7 năm 9 tháng tù về các tội cố ý gây thương tích, tàng trữ trái phép ma túy, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có, chưa được xóa án tích đã tiếp tục phạm pháp.Còn Vy có mẹ là Nguyễn Thị Kim Hoa (49 tuổi), năm 2020 trong dịch Covid-19, Hoa lãnh án và đi tù về tội tàng trữ trái phép ma túy.Theo cáo trạng, nguyên nhân vụ giết người do mâu thuẫn giữa 2 cô gái, gồm Hồ Thiên Ân (24 tuổi, ngụ Quảng Nam) và người yêu của Nguyễn Đức Phú (30 tuổi, ngụ Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng).Tối 19.1.2024, tại một buổi tiệc, để trả thù cho người yêu, Phú đánh Ân. Ân gọi điện cầu cứu Vy, người yêu đồng giới của mình.Lúc đó, Vy đang ở nhà nên gọi điện nhờ Lợi giúp giải cứu Ân. Lợi chở Vy, mỗi người mang theo 1 con dao, khi đến nơi thì thấy Ân bị thương ở đầu.Vy nói Ân về nhà, còn Vy nhắn tin chửi Phú. Phú hẹn Vy đến đường Huỳnh Ngọc Huệ (Q.Thanh Khê) để giải quyết mâu thuẫn.Tại đây, Phú cầm cục bê tông trên vỉa hè xông vào đánh Vy. Vy đạp Phú ra xa, còn Lợi rút dao đâm trúng ngực trái khiến Phú ngã xuống đường. Lợi tiếp tục cầm dao đâm liên tiếp 3 - 4 nhát vào mạn sườn phải gây thủng phổi.Ngọc (người yêu của Lợi) đi cùng cầm mũ bảo hiểm lao vào đánh Phú, còn Vy đạp thêm mấy cái vào người Phú. Phú bỏ chạy thì bị cả nhóm truy sát. Vy phóng dao nhưng hụt, còn Lợi đâm thêm 1 nhát trúng vào lưng Phú, sau đó bỏ đi.Phú được người dân đưa vào Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu, hậu quả bị thương tích 35% với các vết thương thấu ngực, thủng thùy dưới phổi phải, gãy gai sau đốt sống… Đôi tình nhân Lợi và Ngọc bỏ trốn và bị bắt khi đang ở H.Nông Sơn (Quảng Nam), còn Vy ra đầu thú.Theo HĐXX, các bị cáo quyết liệt phạm tội đến cùng, thể hiện tính côn đồ, hung hãn; các vết thương trúng vào vùng chí mạng, người bị hại không tử vong là do được cấp cứu kịp thời, do đó cấu thành hành vi giết người.
Ngành quản trị doanh nghiệp cấp bằng kỹ sư hay cử nhân?
Báo cáo mới nhất của USDA về thị trường gạo năm 2025 cho biết, tính tới ngày 7.1, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giá mạnh nhất trong số các nguồn cung ở châu Á với mức giảm đến 59 USD xuống mức 449 USD/tấn. Trong khi đó, đối thủ trực tiếp là Thái Lan cũng giảm 20 USD xuống 494 USD/tấn còn gạo Ấn Độ giảm 4 USD còn 444 USD/tấn. Pakistan là nước duy nhất giữ được giá gạo ở mức 452 USD/tấn do nước này bán được hàng cho Indonesia và Bangladesh.USDA dự báo: Sản lượng gạo toàn cầu năm 2025 giảm từ hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và Bangladesh. Philippines tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng kỷ lục là 5,4 triệu tấn. Nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới năm 2024 là Indonesia với 4,25 triệu tấn. Chính phủ Indonesia tuyên bố năm 2025 sẽ không nhập khẩu gạo nhưng USDA cho rằng vẫn sẽ nhập khẩu 1 triệu tấn.Trong khi đó, Nigeria sẽ tăng nhập khẩu thêm 200.000 tấn so với dự báo cũ lên con số 2,4 triệu tấn. Tương tự là Guinea cũng tăng 150.000 tấn lên 1,05 triệu tấn. Tại châu Á, đáng chú ý là Bangladesh năm 2024 nhập khẩu 200.000 tấn gạo thì năm 2025 tăng lên tới 900.000 tấn.Ở chiều ngược lại, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan trong năm 2025 dự báo ở cùng mức 7,5 triệu tấn. USDA không có dự báo về thị trường Ấn Độ - ông trùm về sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, năm 2024 khoảng 17 triệu tấn. Tuy nhiên theo Reuters, Ấn Độ đang đối mặt với lượng gạo dự trữ cao kỷ lục ngược lại dự trữ lúa mì thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm gần đây. Việc dự trữ lúa mì thấp cũng là điều mà chính phủ Ấn Độ cân nhắc đến nguồn cung gạo. Tại Việt Nam, thị trường nội địa những ngày cuối năm sức tiêu thụ tăng đáng kể. Trong khi đó việc giá gạo giảm mạnh cũng thúc đẩy hoạt động thu mua từ những thương nhân Trung Quốc. Theo một số doanh nghiệp, sau khi chạm đáy vào những ngày đầu năm 2025, từ giữa tuần này giá gạo quay đầu tăng trở lại